Đại cương Phản xạ chịu đực

Phản xạ sinh dục nói chung là loại phản xạ nhanh, đặc biệt là các phản xạ có liên quan tới quá trình phối giống. Một hưng phấn mạnh khi xuất hiện thì nó ức chế các phản xạ khác để tập trung hưng phấn, làm cho con vật trở nên phấn chấn. Khi hưng phấn cao độ thì khả năng phân tích tổng hợp để phân biệt thật giả bị kém hiệu năng, thêm vào đó sự ham muốn giao phối. Vỏ não của gia súc nói chung đã phát triển, nhưng nó chưa đủ để có được những hành vi tế nhị. Bản chất của các phản xạ sinh dục là phản xạ không điều kiện cho nên nó bền vững, ở con đực có nghĩa là khi nào hội để được điều kiện gây hưng phấn ở thụ quan nằm ở quy đầu của dương vật là phản xạ phóng tinh thực hiện, còn ở con cái là các dấu hiệu bồn chồn, thích gần con đực và phản xạ đứng yên, chịu cho con khác nhảy lên.

Đối với con cái thì phản xạ chịu đực được tạo từ những thay đổi phức tạp trong não, được kiểm soát bởi các hoocmon ở vùng dưới đồi được kích hoạt bởi các kích thích chạm vào sườn, mông, đuôi hoặc đáy chậu và được hỗ trợ bởi kích thích âm đạo và bởi pheromone tình dục. Phản xạ chịu đực là một hành động phản xạ khiến nhiều động vật có vú (không kể linh trưởng) chấp nhận một tư thế cơ thể màng thường mang ý nghĩa quan trọng đối với hành vi sinh sản. Tư thế di chuyển nghiêng xương chậu theo hướng trước với xương chậu sau nhô lên, phía dưới nghiêng về phía sau và phía trước hướng xuống dưới sẽ hỗ trợ trong giao cấu khi nó nâng cao hông, vén đuôi lệch sang bên do đó tạo điều kiện cho dương vật thâm nhập và tinh trùng được rót vào tử cung nhanh hơn, không trào ra. Nó thường được thấy ở động vật có vú giống cái trong thời kỳ động dục (phát dục).